[tintuc]Trước những thông tin lạc quan về thị trường bất động sản thời gian gần đây, giới phân tích vẫn tỏ ra nghi ngờ với khả năng phục hồi của thị trường.
Theo một cuộc thăm vấn với ông Nguyễn Văn Ðực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Phó giám đốc Công ty Ðịa ốc Ðất Lành:
Hiện nay tại TP HCM chỉ có khoảng 30 dự án bất động sản đang sôi động, trong đó có khoảng 20 dự án là nhà cho người thu nhập trung bình, thấp, giá trên dưới 1 tỉ đồng/căn hộ, còn lại 10 dự án nhà có giá trên dưới 2 tỉ đồng/căn hộ. Các dự án sôi động này của 3 doanh nghiệp: Hưng Thịnh, Ðất Xanh và Novaland. Tuy nhiên, đây chỉ là mặt nổi, thực tế còn gần 900 dự án vẫn đang bị đóng băng, đa phần là những dự án lớn, vốn đầu tư cao.
Vừa qua, chính quyền cũng đã thu hồi hơn 200 dự án chậm tiến độ không có khả năng thực hiện tiếp tục nhưng con số còn lại vẫn rất lớn. Nói một cách ví von, thị trường bất động sản giống như một con người mà chỉ hồng gương mặt, còn tay chân, thân thể đã lạnh hết. Chỉ có khoảng 4% dự án là ấm áp, có giao dịch và hoạt động tốt, còn lại 96% vẫn đang đóng băng. Trong đó, những dự án sôi động lại là những dự án có vốn đầu tư thấp khoảng trên dưới 200 tỉ đồng/dự án. Ngược lại những dự án đang đóng băng là những dự án lớn, tiền đầu tư lớn, số căn hộ nhiều. Với bức tranh này thì hàng tồn kho không những không giảm mà xét về tài chính thì giá trị tồn kho tăng lên, bởi khi dự án đóng băng thì tiền lãi ngân hàng sẽ bị cộng vào phần vốn thực hiện làm chi phí đầu tư dự án tăng lên. Thời gian qua, nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp để cứu thị trường nhưng những giải pháp này chậm đi vào cuộc sống và thiếu tính khả thi, doanh nghiệp chưa nhận được gì nhiều từ sự giải cứu của nhà nước.
Việc nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản nước ta. Đây là điều thực tế, vì không riêng gì bất động sản, nhiều ngành khác cũng bị nước ngoài vào chiếm lĩnh thị trường khi doanh nghiệp trong nước không đủ sức chống chọi với những biến cố. Họ vào đây không phải vì thị trường bất động sản ấm lên hay sôi động mà có thể họ vào đúng thời điểm “chết” của thị trường để mua lại những “xác chết” với giá rẻ. Ðể rồi với vốn mạnh họ có thể chịu đựng được vài năm đến khi tình hình kinh tế xã hội ổn định, thị trường hồi phục thì sẽ thu lợi. Bởi lẽ, so với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế về tiềm lực, được vay vốn với lãi suất thấp chỉ khoảng 2%/năm trong khi các doanh nghiệp trong nước phải vay vốn với lãi suất trung bình khoảng 12%/năm. Thời điểm này, thị trường bất động sản đang chạm đáy, nhiều doanh nghiệp tìm cách bán dự án với giá rẻ để thoát khỏi thị trường, tránh sự đổ vỡ nặng nề hơn, kể cả sau khi bán xong họ có thể trắng tay. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường lúc này cũng là điều dễ hiểu.
Hiện nay, một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản là về vốn, đặc biệt với doanh nghiệp có dự án dang dở thì rất cần vốn để hoàn thành dự án. Vì có hoàn thành dự án mới bán được, giải quyết khó khăn tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vay vốn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất khó bởi sau một thời gian dài đối mặt với khủng hoảng đến thời điểm này hầu như các doanh nghiệp bất động sản không còn tài sản thế chấp để vay vốn nữa.
Thị trường Bất Động Sản trong thời gian đầu năm 2015 này vẫn còn khó khăn, bởi giao dịch vẫn trầm lắng, tồn kho cao, nợ xấu lớn, khả năng đổ vỡ ngày càng cao của những dự án lớn, những doanh nghiệp lớn khi khó khăn đã vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Từ đó, sẽ còn nhiều doanh nhân gặp rắc rối về pháp lý bởi “túng quá làm liều”! Nhiều trường hợp bán một dự án cho nhiều người hoặc nhận tiền của khách hàng rồi mà không giao nhà… Tình trạng lừa đảo này đã xảy ra rồi và sẽ còn tiếp diễn.
Như dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, phân khúc nhà ở trên dưới 1 tỉ đồng sẽ sôi động và chiếm lĩnh thị trường vì đây là những sản phẩm phù hợp với khả năng và nhu cầu của khách hàng. Do đó, những tháng cuối năm điểm sáng của thị trường cũng chỉ ở những dự án nhỏ, có cơ sở hạ tầng tốt và giá rẻ. Còn những dự án đắt, xa trung tâm thì gần như không có lối ra.
Những Bài Viết Liên Quan
1. Lý Giải Việc Nhiều Dự Án BĐS Ở Cùng Khu Vực Lại Có Sự Chệnh Lệch Giá?
2. Tiềm Năng Kinh Tế Từ Khu Công Nghiệp VSip 2
3. Lý Giải Việc Phân Khúc Bất Động Sản Nhà Giá Rẻ Năm 2015 Tiếp Tục Tăng Cao
4. Thực Tế Vấn Đề Tồn Kho Bất Động Sản Cho Năm 2015
5. Hiệu Ứng Việc Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam
6. Người Việt Nam Mất Bao Lâu Mới Mua Được Nhà?
7. Sự Thật Về Tồn Kho Bất Động Sản
[/tintuc]
Theo một cuộc thăm vấn với ông Nguyễn Văn Ðực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Phó giám đốc Công ty Ðịa ốc Ðất Lành:
Hiện nay tại TP HCM chỉ có khoảng 30 dự án bất động sản đang sôi động, trong đó có khoảng 20 dự án là nhà cho người thu nhập trung bình, thấp, giá trên dưới 1 tỉ đồng/căn hộ, còn lại 10 dự án nhà có giá trên dưới 2 tỉ đồng/căn hộ. Các dự án sôi động này của 3 doanh nghiệp: Hưng Thịnh, Ðất Xanh và Novaland. Tuy nhiên, đây chỉ là mặt nổi, thực tế còn gần 900 dự án vẫn đang bị đóng băng, đa phần là những dự án lớn, vốn đầu tư cao.
Vừa qua, chính quyền cũng đã thu hồi hơn 200 dự án chậm tiến độ không có khả năng thực hiện tiếp tục nhưng con số còn lại vẫn rất lớn. Nói một cách ví von, thị trường bất động sản giống như một con người mà chỉ hồng gương mặt, còn tay chân, thân thể đã lạnh hết. Chỉ có khoảng 4% dự án là ấm áp, có giao dịch và hoạt động tốt, còn lại 96% vẫn đang đóng băng. Trong đó, những dự án sôi động lại là những dự án có vốn đầu tư thấp khoảng trên dưới 200 tỉ đồng/dự án. Ngược lại những dự án đang đóng băng là những dự án lớn, tiền đầu tư lớn, số căn hộ nhiều. Với bức tranh này thì hàng tồn kho không những không giảm mà xét về tài chính thì giá trị tồn kho tăng lên, bởi khi dự án đóng băng thì tiền lãi ngân hàng sẽ bị cộng vào phần vốn thực hiện làm chi phí đầu tư dự án tăng lên. Thời gian qua, nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp để cứu thị trường nhưng những giải pháp này chậm đi vào cuộc sống và thiếu tính khả thi, doanh nghiệp chưa nhận được gì nhiều từ sự giải cứu của nhà nước.
Việc nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản nước ta. Đây là điều thực tế, vì không riêng gì bất động sản, nhiều ngành khác cũng bị nước ngoài vào chiếm lĩnh thị trường khi doanh nghiệp trong nước không đủ sức chống chọi với những biến cố. Họ vào đây không phải vì thị trường bất động sản ấm lên hay sôi động mà có thể họ vào đúng thời điểm “chết” của thị trường để mua lại những “xác chết” với giá rẻ. Ðể rồi với vốn mạnh họ có thể chịu đựng được vài năm đến khi tình hình kinh tế xã hội ổn định, thị trường hồi phục thì sẽ thu lợi. Bởi lẽ, so với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế về tiềm lực, được vay vốn với lãi suất thấp chỉ khoảng 2%/năm trong khi các doanh nghiệp trong nước phải vay vốn với lãi suất trung bình khoảng 12%/năm. Thời điểm này, thị trường bất động sản đang chạm đáy, nhiều doanh nghiệp tìm cách bán dự án với giá rẻ để thoát khỏi thị trường, tránh sự đổ vỡ nặng nề hơn, kể cả sau khi bán xong họ có thể trắng tay. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường lúc này cũng là điều dễ hiểu.
Hiện nay, một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản là về vốn, đặc biệt với doanh nghiệp có dự án dang dở thì rất cần vốn để hoàn thành dự án. Vì có hoàn thành dự án mới bán được, giải quyết khó khăn tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vay vốn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất khó bởi sau một thời gian dài đối mặt với khủng hoảng đến thời điểm này hầu như các doanh nghiệp bất động sản không còn tài sản thế chấp để vay vốn nữa.
Thị trường Bất Động Sản trong thời gian đầu năm 2015 này vẫn còn khó khăn, bởi giao dịch vẫn trầm lắng, tồn kho cao, nợ xấu lớn, khả năng đổ vỡ ngày càng cao của những dự án lớn, những doanh nghiệp lớn khi khó khăn đã vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Từ đó, sẽ còn nhiều doanh nhân gặp rắc rối về pháp lý bởi “túng quá làm liều”! Nhiều trường hợp bán một dự án cho nhiều người hoặc nhận tiền của khách hàng rồi mà không giao nhà… Tình trạng lừa đảo này đã xảy ra rồi và sẽ còn tiếp diễn.
Như dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, phân khúc nhà ở trên dưới 1 tỉ đồng sẽ sôi động và chiếm lĩnh thị trường vì đây là những sản phẩm phù hợp với khả năng và nhu cầu của khách hàng. Do đó, những tháng cuối năm điểm sáng của thị trường cũng chỉ ở những dự án nhỏ, có cơ sở hạ tầng tốt và giá rẻ. Còn những dự án đắt, xa trung tâm thì gần như không có lối ra.
Những Bài Viết Liên Quan
1. Lý Giải Việc Nhiều Dự Án BĐS Ở Cùng Khu Vực Lại Có Sự Chệnh Lệch Giá?
2. Tiềm Năng Kinh Tế Từ Khu Công Nghiệp VSip 2
3. Lý Giải Việc Phân Khúc Bất Động Sản Nhà Giá Rẻ Năm 2015 Tiếp Tục Tăng Cao
4. Thực Tế Vấn Đề Tồn Kho Bất Động Sản Cho Năm 2015
5. Hiệu Ứng Việc Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam
6. Người Việt Nam Mất Bao Lâu Mới Mua Được Nhà?
7. Sự Thật Về Tồn Kho Bất Động Sản
[/tintuc]